Powered by Blogger.

[Review] Tẩy Da Chết Môi The Lip Scrub by Sara Happ



Review The Lip Scrub by Sara Happ



Giá Cả

 $24 cho một hũ 30ml/ 1oz mua tại Mỹ chưa thuế. Tớ đã dùng hộc mặt không dưới 30 lần thì vẫn còn 3/4. Một năm xài liên tùng tục chắc chắn cũng chưa hết.


Nơi Mua




Ở Mỹ: Website chính thức của Sara Happ hoặc Nordstrom
Ở VN tớ được biết có bán tại cửa hàng L’apothiquaire tại Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) và Parkson (Sài Gòn) với giá 640k

Ngoài ra một số shop mĩ phẩm xách tay cũng đã nhập về, mặc dù chưa nhiều. Tớ mua ở Chợ Tình Của Boo trong một lần du hí SG với giá tầm 500k. Đây là một shop rất xinh xắn nằm trong một con hẻm nhỏ ở Cư Xá Đô Thành, các chị nhân viên cực kì dễ thương, bánh kẹo lúc nào cũng xếp hàng loạt trên bàn cho khách nhấm nháp. Nếu bạn có thể cầm lòng mà rời khỏi đây không mua gì, tớ xin gọi bạn là sư phụ =P

[DIY] Tẩy Da Chết Cho Môi Tại Nhà

*) DIY: Do- It- Yourself, các sản phẩm đơn giản, có thể làm ngay tại nhà

Trước khi dấn thân vào thế giới làm đẹp, tớ chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ có ngày mình động đến Lip Scrub! Tẩy da chết? Cho môi? Ôi dào, phù phiếm quá đi thôi!

1. Tại sao phải tẩy da chết cho môi?

Không có bộ phim kinh dị nào ám ảnh hơn cảnh tượng người đàn ông yêu thương cúi xuống nhìn bạn âu yếm để rồi bỗng giật lại vì bờ môi nứt nẻ khô ráp.  Không có trang bìa tạp chí nào phản cảm hơn hình ảnh những ngôi sao lộng lẫy, các cô gái trẻ đẹp chúm chím môi son, để lộ ra nụ cười khô khốc, bong tróc te tua. “Làn tóc rối, bờ môi khô, hàng mi buông mắt đen thật buồn”-  Tóc rối thì có thể, mắt buồn thì may ra, nhưng không, môi khô không bao giờ là biểu tượng của sắc đẹp!

Cho dù môi của bạn có khô nứt quanh năm hay khô nứt theo mùa thì việc tẩy da chết cho môi, theo chúng tớ, là vô cùng cần thiết. Do đặc thù da môi là lớp mucous membrane mỏng và thay mới nhanh hơn da cơ thể hàng chục lần, cho nên chúng mình không phải tẩy da chết cho da môi quá thường xuyên. Nhưng nếu muốn có một bờ môi căng mọng, tự tin, quyến rũ thì bên ngoài việc dùng dưỡng môi đặc trị, hãy bắt đầu thêm bước tẩy da chết cho môi vào routine hàng tuần nữa nhé :)

2. Tẩy da chết cho môi tại nhà
* Cách 1: Hỗn hợp lip scrub từ đường


Nguyên liệu
- Đường trắng hoặc đường nâu, hạt càng nhỏ càng tốt
- 1 ít mật ong, (đủ để đường dính vào nhau)  hoặc/ và dầu olive, dầu dừa
- 1 giọt vani hoặc hương liệu tuỳ ý

[Review] Dưỡng Môi Đặc Trị Nuxe Reve de Miel Ultra-Nourishing Lip Balm


Thông tin chung
Sản phẩm Dưỡng Môi Đặc Trị Reve De Miel Lip Balm này thuộc hãng dược mỹ phẩm thiên nhiên NUXE của Pháp. Thế mạnh của Nuxe là những sản phẩm có thành phần thân thiện từ thiên nhiên, phù hợp với nhiều loại da khó tính, nhạy cảm.

Theo lời nhà sản xuất, đây là một loại dưỡng môi cấp ẩm đặc biệt, dành cho môi bị khô nứt, bong, nẻ. Dưỡng môi này gồm có mật ong và các loại dầu tinh chất quý hiếm cùng các thành phần được tinh lọc, cô đặc khác giúp nuôi dưỡng, khắc phục, thoa dịu, và bảo vệ những đôi môi khô nứt và bong tróc nhất. (nguồn)


Thành phần:
Cera Alba (Beeswax), Olus (Vegetable) Oil, Lecithin, Behenoxy Dimethicone, Prunus Amygdalus Dulcis (Sweet Almond) Oil, Butyrospermum Parkii (Shea Butter) Extract, Mel/Honey, Butyrospermum Parkii (Shea Butter), Dimethicone, Ethylhexyl Methoxycinnamate, Citrus Grandis (Grapefruit) Peel Oil, Caprylic/Capric Triglyceride, Hydrogenated Vegetable Oil, Glycine Soja (Soybean) Oil, Rosa Moschata Seed Oil, Tocopheryl Acetate, Tocopherol, Citrus Medica Limonum (Lemon) Peel Oil, Candelilla Cera (Euphorbia Cerifolia Wax, Candelilla Wax), Allantoin, Calendula Officinalis Flower Extract, BHT, Citric Acid, Citral, Limonene, Linalool

  • Với tận hơn 78% là thành phần tự nhiên (Mật Ong, Hoa Hướng Dương, Hoa Hồng, Bơ Shea và tinh chất Bưởi Đào) và tuyệt nhiên không có Menthol, Petroleum Jelly hay Petrolatum, bảng thành phần này theo tớ là đủ đẹp, sạch và có thể làm hài lòng các khách hàng nhạy cảm, khó tính hơn bình thường.
  • Không Paraben (cá nhân bọn mình không e ngại Paraben nhưng đây cũng là điểm cộng cho các bạn không ưa chất này nhé :D)


Phân Loại và Chăm Sóc Da Nhạy Cảm

Chào cả nhà!

Cả 2 đứa chúng mình Loan và Diệp đều rất may mắn vì được sở hữu 2 làn da không quá 'nhạy cảm', ít nhất là không gặp những dấu hiệu của một làn da nhạy cảm bao giờ, nên nhiều khi nhận được những trăn trở, thắc mắc, chia sẻ của các bạn cũng rất muốn tìm hiểu về vấn đề này và giúp ở trong tầm khả năng có thể. Hôm nay chúng mình xin phép viết bài này, với đa số thông tin là đi đọc, tổng hợp được từ các nguồn nước ngoài, với mục đích giúp các bạn xác định được xem mình có da nhạy cảm hay không, và đóng góp một vài bí kíp để đối phó, chăm sóc làn da đó.

Vì trải nghiệm cá nhân đối với chăm sóc da nhạy cảm hầu như không nhiều, nên chúng mình rất mong sẽ nhận được nhiều comment đóng góp, chia sẻ, 'sửa chữa' những điều chưa đúng trong bài này để chúng mình cùng giúp nhau xinh đẹp, khỏe mạnh hơn các bạn nhé!




Da Nhạy Cảm Là Gì?

Khái niệm 'da nhạy cảm' rất hay bị lầm tưởng sau mỗi chúng ta khi thấy da trở nên rát, đỏ, ngứa ngáy, hay căng chặt sau khi tiếp xúc với những sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm hay bất kì hóa chất nào khác. Hay đơn giản nhiều khi bạn bỗng cảm thấy "khó chịu", "không thoải mái", hay không thấy một tác dụng rõ rệt nào của một sản phẩm mới sử dụng, bạn sẽ nghĩ mình có da nhạy cảm.

Nhưng thực ra các chuyên gia da liễu thường đánh giá da nhạy cảm dựa trên những biểu hiện sau:
  • Da có những nốt mụn mủ, những nốt trồi lên (skin bumps)
  • Da bị mài mòn, tổn thương
  • Da bị quá khô, không đủ khả năng tự bảo vệ các mút thần kinh dưới da
  • Da dễ ửng đỏ, hồng đỏ

Theo bác sĩ da liễu Leslie Baumann, da nhạy cảm được phân loại làm 4 loại điển hình gồm có - da mụn, rosacea (trứng cá đỏ/ chứng mũi đỏ), nóng rát và châm chíchviêm da tiếp xúc (dị ứng và kích ứng). Cả 4 loại này đều có một điểm chung - da bị viêm nhiễm.

À, đừng quên, Da Nhạy Cảm không phải là 1 LOẠI DA nhé!


search