Powered by Blogger.

REVIEW BỘ DƯỠNG DA CƠ BẢN CHO DA NHẠY CẢM FREEPLUS NHẬT BẢN

 

Đến hẹn lại lên. Đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối năm, Hà Nội chuyển mùa, thời tiết hanh khô nhưng lại có gió lạnh, các làn da nhạy cảm lại bắt đầu biểu tình dữ dội. Vẫn biết mẹ Loan có làn da khô nhạy cảm đã nhiều năm nay, sau khi sinh lại càng thêm khô và nhạy cảm, nhiều bạn lại ngoi lên nhắn tin hỏi tớ về các sản phẩm skincare, về cách chăm sóc cho làn da khó chiều này.



Cũng bởi lẽ đó, sứ mệnh của tớ là phải thường xuyên tìm hiểu, update các kiến thức về da nhạy cảm, đồng thời thử nghiệm các sản phẩm dược mỹ phẩm mới thân thiện cho da nhạy cảm mà vẫn hợp túi tiền để giới thiệu cho mọi người.




Hôm nay tớ muốn review bộ sản phẩm dưỡng cơ bản của Freeplus - thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Nhật Bản, sau rất nhiều mong ngóng đã chính thức về Việt Nam năm nay. Bộ sản phẩm này tớ đánh giá là cực kì phù hợp với các làn da nhạy cảm, đang cần tìm một set mỹ phẩm tối giản, cơ bản, giá mềm, dùng được hàng ngày, lại vẫn có hiệu quả dưỡng da xuất sắc.

7 điều nên và không nên khi ở cữ hiện đại

 


Cũng như các mẹ, tớ đã từng rất hoang mang khi mỗi ngày lại phải học một "điều luật" mới từ mẹ, từ bà, từ những người khách tới chơi khi lần đầu phải ở cữ. Tớ luôn tò mò rằng không biết có nơi nào tổng hợp lại tất cả những quy luật đó không, và những quy luật đó có phục vụ lợi ích cụ thể nào về mặt khoa học hay không?

Và khi đi tìm câu trả lời cho chính mình, tớ đã đúc rút ra được những thông tin & kinh nghiệm này. Tớ rất hi vọng chúng có ích với những người mẹ lần đầu nhé ;)


Ở CỮ LÀ GÌ?


Ở cữ hay còn gọi là sitting the month trong Tiếng Anh được biết đến như một thông lệ chăm sóc phụ nữ sau sinh truyền thống thường kéo dài từ 30, 40 ngày đến 100 ngày tùy văn hóa. 

Trong ba tháng đầu mẹ sẽ phải tập trung toàn bộ sức lực để phục hồi sức khỏe, học cách nuôi con bằng sữa mẹ và thích nghi với cơ thể sau sinh. Các mẹ cũng phải tuân thủ một vài quy tắc như không được ra ngoài, không ăn uống đồ lạnh, không tắm rửa, ăn mặc kín đáo, v.v

Cuộc sống bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, nên tớ nghĩ việc ở cữ cũng cần phải thay đổi để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Dưới đây là một vài lưu ý mà tớ đã tổng hợp được có lẽ sẽ giúp ích cho các mẹ và khiến khoảng thời gian này trở nên nhẹ nhàng hơn.


KHÔNG NÊN
căng thẳng

Sản Phẩm Chăm Sóc Da Chàm Sữa Cho Em Bé



Cứ mỗi độ chuyển mùa, da của Mí và Mochi lại rất dễ bị khô, đỏ, ngứa. Ngay từ khi sinh, da cả 2 bạn đều dễ lên cơn nẻ ngứa (do chàm sữa) mỗi lần chuyển mùa, hoặc gặp các sản phẩm hoá mỹ phẩm không phù hợp. Những lúc đó da thường đỏ, khô, ảnh hưởng cả giấc ngủ bữa ăn, các bạn ấy thường quấy khóc rất thương.



Trong bài viết ngày hôm nay, tớ xin chia sẻ list các sản phẩm hoá mỹ phẩm và một vài tips tớ hay áp dụng để giúp làn da các con quanh năm mềm mượt, dễ chịu, chia tay các cơn đỏ ngứa khó chịu. 

DANH SÁCH ĐỒ CẦN MUA CHO BÉ SƠ SINH & MẸ SAU SINH 2021

 



Chào các bạn!


Thật không thể tin nổi chỉ còn gần 2 tuần nữa, tớ sẽ chính thức được gặp em bé thứ hai của mình. 


So với thai kỳ đầu tiên, thai kỳ lần này của tớ thực sự trôi nhanh như một cơn gió. Việc chuẩn bị tâm trí, đồ đạc, thời gian cho em bé thứ hai diễn ra rất dồn dập. Tuy vẫn chưa hoàn thiện 100% nhưng tớ nghĩ danh sách đồ cần mua cho Mochi cũng đã đầy đủ tương đối để có thể chia sẻ ở đây với các mẹ quan tâm. 


So với danh sách đồ tớ đã mua cho chị Mí trong link này (vào năm 2017), danh sách này có những điểm khác biệt chính như sau:

  • Một số đồ giá thành cao hơn, đi kèm với công nghệ tân tiến hiện đại hơn (để tiết kiệm thời gian, công sức, tâm trí của mẹ) và cũng do thời điểm hiện tại điều kiện kinh tế của gia đình tớ đã tốt hơn, tớ sẵn sàng chi trả hơn. 

  • Có thêm 2 hạng mục mới là Sách Hữu Ích và App Điện Thoại Hữu Ích tớ nghĩ các bố mẹ cũng cần trong 3 tháng đầu nuôi dạy con. Các vật chất, đồ đạc nhiều khi không quan trọng bằng những kiến thức nuôi dạy con khoa học đúng đắn á :P

Cũng như lần trước, một số điều tớ muốn các bố mẹ làm trước khi tham khảo danh sách này & lập riêng danh sách cho em bé nhà mình như sau:

  • Tưởng tượng ra 1 ngày chăm sóc con hoàn chỉnh
    Bằng cách trả lời cho các câu hỏi: Mình sẽ cho con ăn thế nào? Ngủ ra sao? Đi chơi, sinh hoạt cụ thể như thế nào?
    Càng trả lời được chi tiết, các bố mẹ sẽ càng dễ tìm các sản phẩm phù hợp để phục vụ việc chăm nuôi con trong thời gian đầu này, tránh lãng phí tối đa.

  • Hạng mục nào mình cần ưu tiên đầu tư nhất? Ăn, ngủ, đi chơi?
    Ví dụ:
    Nếu gia đình hay di chuyển ra ngoài, bố mẹ sẽ rất cần đầu tư một chiếc xe đẩy tốt để không ảnh hưởng cột sống, tư thế của con, dễ dàng thao tác gấp rút cho bố mẹ. 
    Nếu gia đình ưu tiên việc nuôi con bằng sữa mẹ, bố mẹ sẽ nên đầu tư một chiếc máy hút sữa tốt, chất lượng để dùng lâu dài, ổn định, tránh cho mẹ thấy việc hút sữa đau đớn, mệt mỏi, mất thời gian, bất tiện. 
    Nếu gia đình ưu tiên việc rèn con ngủ độc lập lâu dài, bố mẹ sẽ nên đầu tư vào không gian ngủ cho con: một chiếc cũi tốt, máy tạo tiếng ồn trắng, không gian riêng, quấn kén...
    *) Tất nhiên những việc này chỉ là dự kiến, nhưng nếu có kế hoạch rõ ràng sẽ giúp đưa ra quyết định mua sắm dễ dàng và chuẩn xác hơn.

  • Có thứ gì có thể dùng lại được không?
    Từ em bé đầu tiên, từ con của bạn bè, từ các nguồn đóng góp chia sẻ khác?
    Vì thông thường các đồ dùng của trẻ sơ sinh thường chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn nên việc dùng lại sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt như quần áo giai đoạn mới sinh, xe đẩy đắt tiền (dùng nhiều chục năm không hỏng), động cơ máy hút sữa (thay phụ kiện để đảm bảo vệ sinh), các loại nôi cũi, đồ chơi,...

  • Ghi lại 2-3 địa chỉ gần nhất có thể mua khẩn cấp đồ cho bé
    Khi có em bé, mọi nhu cầu phát sinh đều trở nên rất cấp thiết, cần xử lí ngay. Ví dụ: con không ti bình này, phải mua bình khác; con dị ứng bỉm này, phải thay bỉm khác; con thiếu sữa công thức,... nên bố mẹ hãy note lại 2-3 địa chỉ shop gần nhà/ viện sinh nhất để có thể đi mua gấp khi thiếu. 

search