Powered by Blogger.
Chào các mẹ,
Như đã hứa từ rất lâu, hôm nay tớ xin chia sẻ list đồ dùng các sản phẩm sơ sinh tớ đã từng mua/ dùng cho Mí trong giai đoạn 3 tháng sơ sinh.
Trên mạng cũng có rất nhiều danh sách khác nhau, nhưng tớ sẽ chia sẻ danh sách này với các tiêu chí như sau:
- Có giá trị sử dụng thực tế, đã loại bỏ bớt các sp không dùng đến/ không dùng nhiều.
- Không có sp nào trong bài viết này có tính chất quảng cáo
- Phù hợp với nhu cầu, phong cách sống của gia đình
- Giá thành tiết kiệm
- Tớ sẽ bổ sung thêm phần giải thích bên cạnh để các mẹ có thể tham khảo kỹ hơn, lựa chon xem mỗi sp có phù hợp với nhu cầu của mình hay không nhé!
Trước khi tự tay thảo 1 danh sách các đồ cần mua cho con mình, có những câu hỏi sau rất quan trọng mà tớ nghĩ các mẹ nên xác định rõ, lên kế hoạch trước để tránh mua thừa đồ đạc vừa chật nhà vừa phí công. Ở Việt Nam bi giờ mua đồ tiện lắm rồi, alo 1 phát là đồ ship tới tận cửa trong ngày liền, nên thà thiếu chút mua thêm còn hơn là mua thừa nhiều đồ đó các mẹ.
Một số lời khuyên chân thành từ mẹ Mí nhé:
- Mình sẽ cho con ăn như thế nào? Ngủ như thế nào? Chơi như thế nào?
Hãy cố gắng tưởng tượng ra càng chi tiết càng tốt. Thời điểm mua đồ cho bé là tầm 1-2 tháng trước khi sinh, các mẹ cũng nên chuẩn bị kiến thức kỹ phần này là vừa rồi. Từ đó mình sẽ xác định được rõ ràng đồ gì cần có, đồ gì chưa cần lắm. - Các đồ dùng, máy móc đắt tiền cho con có muốn đầu tư mua mới hay không? Hay có thể mượn, thuê, xin lại, yêu cầu bạn bè tặng?
- Tip: Với những gia đình có con đầu lòng, và dự định sinh thêm nhiều bé nữa thì tớ khuyên nên mua mới rồi cất đi dùng tiếp. Nếu là tập 2 3 thì dùng lại đồ của anh/chị. Những đồ đạc tốn kém hơn mà tuổi thọ dùng không lâu (vài ba tháng) như máy đung đưa ru ngủ, các thể loại máy móc đồ chơi hoành tráng, hoặc kể cả phần động cơ của máy hút sữa,... đều có thể thuê nhé!
- Ghi lại một số địa chỉ ruột bán đồ trẻ em ở gần nhất, dễ liên lạc, ship nhanh (ví dụ chi nhánh Bibomart gần viện/ gần nhà nhất, shop quen ship nhanh nhất) để khi thiếu 1 thứ gì đó có thể điều bố hoặc người nhà ra mua được ngay tức khắc khi cần đến. Đảm bảo rằng danh sách dưới đây có thiếu gì, cũng ko sợ!
Các mẹ nhớ tham khảo thêm các nguồn khác nữa để tổng hợp được cho mình một danh sách ưng ý nhất nha.
*) Các link ở phần Link gợi ý tớ để vào để các mẹ có thêm thông tin về sản phẩm, hình dung được hình ảnh, bao bì thôi, còn các mẹ tiện đâu mua đó là ok nhất! Tớ sẽ ưu tiên các link bán hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng luôn nhé. Vì các sp này tớ hầu hết mua ở VN nên tớ cũng sẽ để link bán ở VN nhé!
ĐỒ MUA CHO CON
Một trong những điều tớ luôn cảm thấy may mắn trong suốt hơn 2 năm qua đó là việc đã được gần gũi con, dành thời gian & tâm sức bên con nhiều như thế nào. Nhiều tới nỗi mọi routine trong cuộc sống của hai mẹ con đều trùng khớp, mọi nỗi buồn niềm vui của con tớ đều hiểu lí do, và mọi sự thay đổi dù lớn nhỏ hai mẹ con đều có thể cùng nhau xoay sở hầu như không mất quá nhiều thời gian, công sức gì cả. Nhưng tất nhiên, ai đã từng làm mẹ cũng hiểu, việc nuôi con mỗi ngày lại đem lại những thách thức mới.
Việc bạn Mí sắp lên hai cũng mang lại cho tớ rất nhiều bất ngờ. Một trong những thay đổi lớn nhất trong tính cách, hành động của nàng thời gian này chính là việc bộc lộ cảm xúc giận dữ, thể hiện sự không hài lòng theo phong cách bùng nổ và rất bất chợt. Những cơn giận dữ lốc xoáy này mang tên TANTRUMS, cũng là nỗi sợ hãi của rất nhiều bố mẹ trong thời điểm con mình lên 2 tuổi, hay còn gọi là Terrible Two.
VÌ SAO CON GIẬN DỮ?
Tớ đã đọc một bài báo rất hay ví những cơn giận dữ, cuồng nộ này của các con như một cơn bão mùa hè - rất bất thình lình nhưng lại vô cùng hung hãn. Có thể một phút trước đó thôi, hai mẹ con đang vui vẻ cùng nhau chuẩn bị đi tắm, thì ngay lập tức sau đó, chỉ vì cái thuyền màu xanh blue trong bồn tắm không nổi bồng bềnh như mọi khi, con bùng nổ gào khóc nức nở, hét lên vài hồi chói tai, nằm lăn ra đất vật vã.
Sự thật đau buồn là những trận cuồng nộ kiểu này được cho là rất bình thường ở các bé 1-3 tuổi.
Chỉ một phần rất nhỏ trong những cơn giận dữ này bắt nguồn từ nhu cầu cần được đáp ứng của con, còn lại đa phần (đặc biệt ở độ tuổi 2-3t) bắt đầu từ việc con cảm thấy phẫn uất, nản chí vì không thể diễn tả được cảm xúc của mình. Ở 2-3t, con đã nghe và hiểu cực nhiều rồi, nhưng kỹ năng nói & diễn đạt vẫn vô cùng hạn chế. Và khi con không thể bộc lộ được những gì mình đang cảm thấy, giải thích cho bạn vì sao, thì việc cáu lên, bực bội, bùng nổ cảm xúc, cũng là điều dễ hiểu nhỉ!
XỬ LÍ TANTRUM CỦA CON NHƯ THẾ NÀO?
1. Không được mất bình tĩnh
Nhìn con lên cơn cáu giận, bùng nổ tantrum tất nhiên không dễ chịu chút nào. La hét, đấm đá, nằm lăn ra mặt đất đập tay đập chân, kể cả ném đồ đạc, tự đánh mình, hay nhịn thở tới khi xanh xám, ... đều có thể là cách con thể hiện tức giận cao trào. Khi cơn giận đã đến, khả năng cao các bạn nhỏ sẽ không còn tâm trạng nào mà nghe lí giải, giải thích của bạn nữa, lại càng bùng nổ hơn nếu bạn "dám" to tiếng quát nạt hoặc đe doạ.
Hãy thử ngồi yên lặng cạnh con đợi "bão tố" đi qua. Việc quay lưng bỏ đi, ra khỏi phòng hoặc xa khỏi chỗ con lúc đó, tuy là rất dễ dàng và có vẻ là cách thể hiện quan điểm tốt, nhưng thực ra có thể khiến con cảm thấy bị bỏ rơi. Những bùng nổ cảm xúc lúc này con đang phải trải qua rất có thể cũng đang khiến con thấy hoang mang, sợ hãi và con sẽ cảm thấy an toàn hơn nhiều khi biết bạn vẫn luôn ở gần bên. Các chuyên gia còn khuyên bạn nên ôm con, bế con nếu có thể, vì những cái ôm và sự tiếp xúc gần gũi sẽ giúp con thấy thoải mái hơn. Nhưng một số khác lại khuyên bạn nên lờ những cơn tantrum đi, coi như không thấy, cho tới khi con đã hoàn toàn bình tĩnh trở lại, như một cách từ chối tiếp tay cho những hành động tiêu cực tương tự (đặc biệt trong những trường hợp con bùng nổ tantrum để đòi hỏi 1 món đồ gì đó chẳng hạn). Tuy nhiên, vì mỗi em bé là 1 cá thể khác biệt, nên cách duy nhất để tìm ra phương pháp phù hợp cho con mình đó là các bố mẹ phải thử nghiệm dần & theo dõi kết quả mà thôi.
Việc bạn Mí sắp lên hai cũng mang lại cho tớ rất nhiều bất ngờ. Một trong những thay đổi lớn nhất trong tính cách, hành động của nàng thời gian này chính là việc bộc lộ cảm xúc giận dữ, thể hiện sự không hài lòng theo phong cách bùng nổ và rất bất chợt. Những cơn giận dữ lốc xoáy này mang tên TANTRUMS, cũng là nỗi sợ hãi của rất nhiều bố mẹ trong thời điểm con mình lên 2 tuổi, hay còn gọi là Terrible Two.
VÌ SAO CON GIẬN DỮ?
Tớ đã đọc một bài báo rất hay ví những cơn giận dữ, cuồng nộ này của các con như một cơn bão mùa hè - rất bất thình lình nhưng lại vô cùng hung hãn. Có thể một phút trước đó thôi, hai mẹ con đang vui vẻ cùng nhau chuẩn bị đi tắm, thì ngay lập tức sau đó, chỉ vì cái thuyền màu xanh blue trong bồn tắm không nổi bồng bềnh như mọi khi, con bùng nổ gào khóc nức nở, hét lên vài hồi chói tai, nằm lăn ra đất vật vã.
Sự thật đau buồn là những trận cuồng nộ kiểu này được cho là rất bình thường ở các bé 1-3 tuổi.
Chỉ một phần rất nhỏ trong những cơn giận dữ này bắt nguồn từ nhu cầu cần được đáp ứng của con, còn lại đa phần (đặc biệt ở độ tuổi 2-3t) bắt đầu từ việc con cảm thấy phẫn uất, nản chí vì không thể diễn tả được cảm xúc của mình. Ở 2-3t, con đã nghe và hiểu cực nhiều rồi, nhưng kỹ năng nói & diễn đạt vẫn vô cùng hạn chế. Và khi con không thể bộc lộ được những gì mình đang cảm thấy, giải thích cho bạn vì sao, thì việc cáu lên, bực bội, bùng nổ cảm xúc, cũng là điều dễ hiểu nhỉ!
XỬ LÍ TANTRUM CỦA CON NHƯ THẾ NÀO?
1. Không được mất bình tĩnh
Nhìn con lên cơn cáu giận, bùng nổ tantrum tất nhiên không dễ chịu chút nào. La hét, đấm đá, nằm lăn ra mặt đất đập tay đập chân, kể cả ném đồ đạc, tự đánh mình, hay nhịn thở tới khi xanh xám, ... đều có thể là cách con thể hiện tức giận cao trào. Khi cơn giận đã đến, khả năng cao các bạn nhỏ sẽ không còn tâm trạng nào mà nghe lí giải, giải thích của bạn nữa, lại càng bùng nổ hơn nếu bạn "dám" to tiếng quát nạt hoặc đe doạ.
Hãy thử ngồi yên lặng cạnh con đợi "bão tố" đi qua. Việc quay lưng bỏ đi, ra khỏi phòng hoặc xa khỏi chỗ con lúc đó, tuy là rất dễ dàng và có vẻ là cách thể hiện quan điểm tốt, nhưng thực ra có thể khiến con cảm thấy bị bỏ rơi. Những bùng nổ cảm xúc lúc này con đang phải trải qua rất có thể cũng đang khiến con thấy hoang mang, sợ hãi và con sẽ cảm thấy an toàn hơn nhiều khi biết bạn vẫn luôn ở gần bên. Các chuyên gia còn khuyên bạn nên ôm con, bế con nếu có thể, vì những cái ôm và sự tiếp xúc gần gũi sẽ giúp con thấy thoải mái hơn. Nhưng một số khác lại khuyên bạn nên lờ những cơn tantrum đi, coi như không thấy, cho tới khi con đã hoàn toàn bình tĩnh trở lại, như một cách từ chối tiếp tay cho những hành động tiêu cực tương tự (đặc biệt trong những trường hợp con bùng nổ tantrum để đòi hỏi 1 món đồ gì đó chẳng hạn). Tuy nhiên, vì mỗi em bé là 1 cá thể khác biệt, nên cách duy nhất để tìm ra phương pháp phù hợp cho con mình đó là các bố mẹ phải thử nghiệm dần & theo dõi kết quả mà thôi.
2/10/19
Hành Trình Ăn Dặm Của Mí
Nếu trên trần gian không có gì tuyệt vời bằng cảm giác được ôm con trong lòng ngắm con ti mẹ ngon lành & lim dim ngủ thì tớ cũng xin khẳng định trái ngược với nó, trần gian này đệ nhất kinh hoàng chắc chắn là những sự đau đớn kinh hãi khi mẹ bị Tắc Tia Sữa!!! Tuy may mắn tớ chưa bị nặng quá lần nào, nhưng tắc tia một vài lần lặp đi lặp lại đã đủ làm tớ đau đớn phát khóc và nhiều lần đem ý định muốn từ bỏ công cuộc cho con ăn sữa mẹ hoàn toàn rồi :(( Hôm nay tớ viết bài này để chia sẻ với các mẹ một số thông tin về căn bệnh này, để các mẹ có thêm thông tin, dễ dàng tự xử lý khi chẳng may gặp phải nhé! Tất cả vì một hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thật suôn sẻ, khoẻ mạnh cho cả 2 mẹ con.
TẮC TIA SỮA
Khi cơ thể chúng mình có tuyến sữa sản xuất ra sữa với tốc độ nhanh hơn được tiêu thụ, thì lượng sữa dư thừa rất có thể sẽ bị kẹt lại tại các tia sữa. Khi điều này xảy ra, cộng thêm việc các tế bào xung quanh tia sữa bị tắc sẽ trở nên sưng lớn, tấy đỏ, đau nóng, đè vào tia sữa đó và tạo nên tình trạng tắc tia sữa.
Một số dấu hiệu của việc tắc tia sữa gồm có:
TẮC TIA SỮA
Khi cơ thể chúng mình có tuyến sữa sản xuất ra sữa với tốc độ nhanh hơn được tiêu thụ, thì lượng sữa dư thừa rất có thể sẽ bị kẹt lại tại các tia sữa. Khi điều này xảy ra, cộng thêm việc các tế bào xung quanh tia sữa bị tắc sẽ trở nên sưng lớn, tấy đỏ, đau nóng, đè vào tia sữa đó và tạo nên tình trạng tắc tia sữa.
Một số dấu hiệu của việc tắc tia sữa gồm có:
- Sự xuất hiện của 1 (hoặc nhiều) cục cứng, tròn nhỏ có thể sờ được bằng tay. Khi sờ sẽ siêu đau. (Cục này thường khác với hạch ở chỗ sờ vào sẽ thấy ĐAU, ở 1 chỗ nhất định, và không chạy lung tung)
- Tấy đỏ (đỏ một vùng có thể nhìn được bằng mắt thường)
- Cảm giác tấy nóng, sưng cứng, thường sẽ dễ chịu hơn sau khi cho em bé ti bớt đi / hút bớt sữa ra
- Nếu các mẹ cảm thấy đau, mệt mỏi hoa mắt, và lên cơn sốt (có thể tới 40 độ C), thì có nghĩa tia sữa bị tắc của mình đã bị nặng hơn, khả năng cao là nhiễm khuẩn và cần can thiệp xử lí gấp. Nếu không can thiệp sẽ dễ dẫn tới mastitis - viêm vú (nhiều cục cứng, sữa tắc cứng trong ngực), hoặc tệ hơn là abscess - áp xe (phải dùng tiểu phẫu can thiệp). Nên nếu đã có những triệu chứng này, các cậu đừng bỏ qua lờ đi nhé, nó sẽ không tự khỏi đâu!!
Đây là một chủ đề không mới, bọn tớ cũng đã nhắc tới khá nhiều trong các clip hướng dẫn về skincare / lifestyle riêng cho các mẹ bầu trên youtube channel Loveat1stshinetv (link) rồi nhỉ! Nhưng hôm nay tớ xin phép được tổng hợp lại đầy đủ hơn, kèm một số giải thích ngắn gọn dễ hiểu cho các mẹ bầu tương lai, để mọi người dễ lưu lại / tìm đọc kỹ hơn khi cần nhé!
Lời đầu tiên,
Xin chúc mừng chúng ta vì hành trình tuyệt vời nhất thế giới sắp sửa thực sự bắt đầu! Bên cạnh những điều quan trọng nhất như phải ăn gì, làm gì, thì việc thay đổi các sản phẩm SKINCARE chăm sóc da của chúng mình cũng rất quan trọng đó! Không giống như các sản phẩm trang điểm (makeup), do chúng chỉ thường nằm trên bề mặt da, không thấm sâu vào dưới các lớp tế bào & máu của mẹ, nên chúng mình không cần lo lắng thay đổi; các sản phẩm Skincare sẽ cần chúng mình nghiêm túc quan tâm hơn, để tránh những tác hại cho cả mẹ và con trong giai đoạn bầu bí.
Những thành phần dưới đây cùng các rủi ro liên quan được kết luận dựa trên những nghiên cứu trên người & động vật, và số liệu thu thập được từ một số người dùng thực tế. Tuy chưa thể khẳng định được là 100% có hại nhưng tớ nghĩ các mẹ cũng nên biết để tự tham khảo & tìm hiểu thêm trước khi đưa ra quyết định cho bản thân.
Những thành phần các mẹ bầu nên cân nhắc tránh xa gồm có:
1. Retinoids
Còn được biết đến dưới các tên thành phần khác như retinoic acid, retinyl palmitate, retinaldehyde, tretinoin, adapalene, tazatorene và isotretinoin
Thường thấy trong các sản phẩm như Retin-A & các serum/ treatment tác dụng chống lão hoá & trị mụn. Đây cũng là thành phần rất phổ biến được các bác sĩ da liễu kê đơn để trị mụn nặng
Đã có các nghiên cứu khoa học khẳng định được mối liên quan giữa việc sử dụng retinoids và những nguy cơ về dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Các bác sĩ chắc chắn sẽ khuyên bạn không nên dùng các loại thuốc/ sản phẩm có chứa thành phần này nếu có ý định mang bầu; hoặc không nên mang bầu trong thời gian sử dụng các thuốc đó. Nên chúng mình hãy lưu ý ngừng sử dụng ngay khi có ý định bầu bí nhé!
Subscribe to:
Posts (Atom)